'Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân có vượt thẩm quyền không, nếu có là gì?'
08/02/2023  16:55:00

Theo Cổng thông tin Quốc hội, sáng 8.2, Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể thứ 5, thẩm tra dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Cần một hành lang pháp lý cụ thể, minh bạch

'Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân có vượt thẩm quyền quyền, nếu có là gì?' - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới phát biểu tại phiên họp

QUOCHOI.VN

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới cho hay, Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân là nghị định rất quan trọng, không chỉ liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân của từng công dân mà còn liên quan đến công tác quản lý con người, quản lý xã hội; tác động đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo chủ quyền quốc gia.

Do đó, vấn đề này đòi hỏi là một hành lang pháp lý phải hết sức cụ thể, minh bạch.

Trình bày tờ trình việc ban hành Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân, trung tá Triệu Mạnh Tùng, Phó cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an - cơ quan chủ trì soạn thảo), cho biết việc ban hành Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức.

Cùng với đó là nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, mà trước hết là của bên xử lý dữ liệu đối với việc xử lý dữ liệu cá nhân.

Theo ông Tùng, nghị định cũng là tiền đề để nghiên cứu, xây dựng thành luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đại diện Bộ Công an cũng nhấn mạnh, việc xây dựng dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân phù hợp với các quy định của pháp luật, tạo nền tảng để xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ về bảo vệ dữ liệu cá nhân; phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự và công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân hiện nay.

Ông Tùng cho hay, dự thảo nghị định bao gồm 44 điều, chia thành 4 chương quy định về: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân; xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân; nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân; áp dụng Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các luật liên quan và điều ước quốc tế.

Dự thảo nghị định cũng quy định về hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân; hành vi bị nghiêm cấm; quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu; quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu cá nhân…

Cân nhắc thời điểm áp dụng từ 1.7

Trình bày báo cáo thẩm tra, đại tá Vũ Huy Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh, cho biết trong giai đoạn phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin thì dữ liệu cá nhân, nhất là dữ liệu cá nhân trên không gian mạng trở thành nguồn tài nguyên giá trị mà các đối tượng xấu có thể thu thập, mua, bán, sử dụng để thực hiện các hành vi xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân, vi phạm pháp luật... cần phải có biện pháp bảo vệ tương xứng.

'Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân có vượt thẩm quyền quyền, nếu có là gì?' - Ảnh 2.

Dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ được trình để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp sắp tới

QUOCHOI.VN

Trong khi đó, pháp luật hiện hành đã có quy định về thông tin cá nhân, bảo vệ thông tin cá nhân trong một số văn bản luật nhưng mới chỉ dừng lại ở quy định chung chung về quyền, chế tài, chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ các loại thông tin này và chưa có quy định về khái niệm dữ liệu cá nhân và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Do đó, Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho rằng, việc ban hành một văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh đầy đủ, hoàn chỉnh, thống nhất về bảo vệ dữ liệu cá nhân là rất cần thiết, phù hợp.

Báo cáo của Ủy ban Quốc phòng - An ninh cũng khẳng định, hồ sơ dự thảo nghị định trình lần này đã được Chính phủ nghiên cứu tiếp thu đầy đủ các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Quốc phòng - An ninh; đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chính thức.

Cho rằng cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này, đa số đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, không quy định lại hoặc quy định khác về các nội dung liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được các luật quy định.

Bên cạnh đó, một số đại biểu đề nghị cân nhắc thời điểm có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7 như dự thảo vì đây là vấn đề mới, nhiều nội dung có liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cần có lộ trình hợp lý để thực hiện…

Vấn đề mới, khó, nhiều nội dung chưa được kiểm nghiệm

'Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân có vượt thẩm quyền quyền, nếu có là gì?' - Ảnh 3.

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Ủy ban Quốc phòng - An ninh thẩm tra dự thảo nghị định như đối với dự án luật vì đây là vấn đề mới, khó, nhiều nội dung chưa được kiểm nghiệm

QUOCHOI.VN

Phát biểu chỉ đạo phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, bảo vệ dữ liệu cá nhân là vấn đề khó, mới, nhiều nội dung chưa được thực tế kiểm nghiệm. Do đó, Ủy ban Quốc phòng - An ninh phải tiến hành thẩm tra dự thảo nghị định thật chặt chẽ như việc xây dựng một luật.

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng đề nghị Ủy ban Quốc phòng - An ninh xem xét các vấn đề của dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân "có vượt thẩm quyền hay không, nếu có là gì?".

Ông Phương lưu ý, theo quy định của Hiến pháp 2013, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, hoặc trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Do đó, cần nghiên cứu áp dụng Hiến pháp vào luật.

Phó chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ Công an có báo cáo giải trình ý kiến các đại biểu; Ủy ban Quốc phòng - An ninh hoàn thiện báo cáo thẩm tra, báo cáo tổng hợp ý kiến đại biểu, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tại phiên họp tới.

Nội dung này có nguồn gốc từ : Báo THANH NIÊN
Đề xuất điểm nóng
Phố Wall khởi đầu tháng 7 trong sắc xanh, Nasdaq Composite lại lập kỷ lục
02/07/2024  07:08:00
Nhịp đập Thị trường 01/07: Cầu bắt đáy xuất hiện, VN-Index bật tăng hơn 9 điểm
01/07/2024  16:27:00
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 01/07: Tâm lý phân vân chi phối thị trường
01/07/2024  13:35:00
MWG sắp mua lại cổ phiếu quỹ, ngân sách tối đa 100 tỷ đồng
01/07/2024  11:03:00
Doanh nghiệp niêm yết ở Hồng Kông chuộng vay bằng nhân dân tệ
01/07/2024  10:23:00
Vietstock Weekly 01-05/07/2024: Nhiều tín hiệu tiêu cực xuất hiện
30/06/2024  19:02:00
Góc nhìn tuần 01 - 05/07: Lùi về 1,200 - 1,210 nếu không có cầu bắt đáy?
30/06/2024  16:02:00
Tuần từ 01-05/07: Nổi bật doanh nghiệp chốt quyền chi cổ tức gần 4 ngàn tỷ
30/06/2024  16:00:00
[Infographic] Lương của sếp công ty chứng khoán: Cao nhất hơn 14 tỷ đồng/năm
30/06/2024  14:56:00
Quỹ đầu tư mua, bán thưa thớt
30/06/2024  09:30:00
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 01-05/07/2024
30/06/2024  08:32:00
Chuyên gia IVS: Doanh nghiệp có quỹ đất nền lớn sẽ hưởng lợi khi luật mới có hiệu lực
29/06/2024  12:43:00
3 cổ đông mua vào hơn 11% vốn của FDC 
29/06/2024  11:09:00
MBS sắp chia 525 tỷ đồng cổ tức cho cổ đông, tỷ lệ 12%
29/06/2024  10:50:00
S&P 500 leo dốc 14.5% trong nửa đầu năm 2024 nhờ cơn sốt trí tuệ nhân tạo
29/06/2024  07:14:00
Nhịp đập Thị trường 28/06: Bán mạnh cuối phiên, VN-Index mất gần 14 điểm
28/06/2024  16:22:00
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/06: Chưa thể thoát khỏi trạng thái giằng co
28/06/2024  13:30:00
Doanh nghiệp 2 tháng tuổi làm cổ đông lớn MHC
28/06/2024  10:15:00
S&P 500 gần như đi ngang chờ dữ liệu lạm phát mới của Mỹ
28/06/2024  07:26:00
Vietstock Daily 28/06/2024: Tiếp tục giằng co?
27/06/2024  18:16:00