'Đại chiến' góp ý sửa Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu
06/02/2023  07:45:00
'Đại chiến' góp ý sửa Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu
 
PGS
0.00%
Thêm/Gỡ bỏ từ một Danh Mục
Thêm vào danh mục theo dõi
Thêm Lệnh

Đã thêm vị thế thành công vào:

Vui lòng đặt tên cho danh mục đầu tư của bạn
 

Vietstock - 'Đại chiến' góp ý sửa Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu

Cần có mức chiết khấu cố định cho doanh nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu, đặc biệt là doanh nghiệp bán lẻ, đang là chủ đề nóng được các doanh nghiệp bán lẻ, thương nhân phân phối và cả đầu mối xăng dầu liên tục đưa ra những ngày gần đây. Doanh nghiệp kiến nghị bằng văn bản tới bộ, ngành để đưa nội dung nói trên vào trong nghị định sửa đổi.

Ý kiến trái chiều về chiết khấu xăng dầu cố định

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Văn Công Thật, Giám đốc Công ty TNHH KNJ Kim Ngọc (TP.HCM) cho rằng, với doanh nghiệp bán lẻ, việc không có chiết khấu đang là sức ép rất lớn khi họ phải chịu cảnh bán lỗ một năm qua. Thị trường xăng dầu có lỗ hổng rất lớn trong quản lý, đặc biệt là ở khu vực thương nhân phân phối. Các đầu mối, thương nhân phân phối thường dựa vào giá thế giới, tồn kho và xu hướng điều hành giá của cơ quan quản lý để đưa ra mức chiết khấu không cố định với doanh nghiệp bán lẻ nên họ rất thua thiệt.

Một cây xăng ở Hà Nội. Ảnh: TTXVN

“Doanh nghiệp bán lẻ luôn bị đầu mối chèn ép. Khi giá tăng thì đầu mối thường tìm cách hạn chế bán, găm hàng kiếm lợi. Khi giá giảm xuống thì lại xả mạnh bằng cách tăng chiết khấu. Khi đó doanh nghiệp bán lẻ có chiết khấu thì cũng phải đối mặt tình trạng cơ quan quản lý giảm giá bán và lại bị lỗ. Cả năm 2022, công ty của tôi lỗ khoảng 1,1 tỷ đồng”, ông Thật nói. Nêu nhiều ý kiến khác nhau, không ít thương nhân phân phối cho rằng, bản thân họ cũng là nhà phân phối đồng thời là doanh nghiệp bán lẻ trực tiếp nên việc có chiết khấu cố định là điều ai làm kinh doanh cũng mong muốn. Tuy nhiên, cơ quan quản lý cần cân nhắc nhiều chiều.

Đa số ý kiến của thương nhân phân phối cho rằng, chiết khấu nên để thị trường tự quyết định vì các đầu mối nhập khẩu đã được giao tổng nguồn và phải duy trì tồn kho 20 ngày. Do vậy, đầu mối khi nhập hàng về, phải bán ra càng nhiều càng tốt. Việc có chiết khấu cố định có thể hợp lý với doanh nghiệp bán lẻ ở thời điểm hiện tại nhưng không hợp lý trong tổng thể chung.

“Phải làm sao để tăng cạnh tranh giữa các đầu mối nhập khẩu, từ đó mới giúp tăng chiết khấu. Khi có đủ nguồn hàng, chiết khấu tự khắc tăng vì doanh nghiệp ai cũng muốn bán được nhiều hàng, có nhiều lợi nhuận”, một thương nhân phân phối tại TPHCM chia sẻ trên diễn đàn về xăng dầu.

Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp xăng dầu đầu mối lớn cho rằng, thực tế các doanh nghiệp bán lẻ đổ cho doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối ăn hết chiết khấu là không đúng. Là doanh nghiệp ai cũng phải có lợi nhuận để tồn tại. Đầu mối không có thương nhân phân phối, bán lẻ thì cũng không thể tồn tại được.

Bộ Tài chính muốn giao Công Thương toàn quyền

Liên quan đến góp ý sửa đổi Nghị định 83 và Nghị định 95 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính cho biết, đã có công văn đề xuất giao toàn bộ việc điều hành giá cho Bộ Công Thương.

Góp ý cho dự thảo sửa đổi về xăng dầu, Chuyên gia kinh tế, PGS (HN:PGS) TS Ngô Trí Long cho rằng, việc điều hành xăng dầu trong thời gian 10 ngày như trong Nghị định 95 rút xuống còn 7 ngày cũng là một giải pháp. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là việc điều hành của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính phải kịp thời, phải sát với diễn biến thị trường. Khi điều hành bám sát thị trường thì sẽ triệt tiêu tất cả tồn tại trên thị trường.

Trao đổi với PV Tiền Phong, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối lớn cho rằng, thời gian qua, Bộ Tài chính rồi Bộ Công Thương có nhiều đề xuất khác nhau về điều hành xăng dầu, thậm chí 2 bộ có vẻ "đá bóng" cho nhau trong việc giao bộ nào chịu trách nhiệm điều hành chính về xăng dầu.

Theo vị này, bản chất hiện nay việc cơ quan nào chịu trách nhiệm đã được quy định rõ trong Nghị định 95. Xăng dầu do nhiều đơn vị cùng chịu trách nhiệm phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Vấn đề tồn tại là tính trách nhiệm chủ động cũng như việc phối hợp giữa các bộ, ngành. Bài học năm 2022 cho thấy, người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế đã phải trả giá rất lớn khi Bộ Tài chính - Công Thương cứ văn bản qua lại nhau trong một thời gian dài thay vì sớm chủ động phối hợp để điều chỉnh chi phí cho doanh nghiệp. Đây là điều rất bất cập.

Ông Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc (Trà Vinh) cho rằng, Nhà nước nên có quy định mức chiết khấu tối thiểu. “Nếu không có quy định, dù cho phép doanh nghiệp bán lẻ lấy hàng ở 3 nguồn khác nhau nhưng các nhà cung cấp có thể bắt tay ngầm với nhau để hạ chiết khấu xuống thấp và bán lẻ vẫn sẽ bị lỗ”, ông nói.

 

Phạm Tuyên

Nội dung này có nguồn gốc từ : INVESTING.COM
Đề xuất điểm nóng
Phố Wall khởi đầu tháng 7 trong sắc xanh, Nasdaq Composite lại lập kỷ lục
02/07/2024  07:08:00
Nhịp đập Thị trường 01/07: Cầu bắt đáy xuất hiện, VN-Index bật tăng hơn 9 điểm
01/07/2024  16:27:00
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 01/07: Tâm lý phân vân chi phối thị trường
01/07/2024  13:35:00
MWG sắp mua lại cổ phiếu quỹ, ngân sách tối đa 100 tỷ đồng
01/07/2024  11:03:00
Doanh nghiệp niêm yết ở Hồng Kông chuộng vay bằng nhân dân tệ
01/07/2024  10:23:00
Vietstock Weekly 01-05/07/2024: Nhiều tín hiệu tiêu cực xuất hiện
30/06/2024  19:02:00
Góc nhìn tuần 01 - 05/07: Lùi về 1,200 - 1,210 nếu không có cầu bắt đáy?
30/06/2024  16:02:00
Tuần từ 01-05/07: Nổi bật doanh nghiệp chốt quyền chi cổ tức gần 4 ngàn tỷ
30/06/2024  16:00:00
[Infographic] Lương của sếp công ty chứng khoán: Cao nhất hơn 14 tỷ đồng/năm
30/06/2024  14:56:00
Quỹ đầu tư mua, bán thưa thớt
30/06/2024  09:30:00
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 01-05/07/2024
30/06/2024  08:32:00
Chuyên gia IVS: Doanh nghiệp có quỹ đất nền lớn sẽ hưởng lợi khi luật mới có hiệu lực
29/06/2024  12:43:00
3 cổ đông mua vào hơn 11% vốn của FDC 
29/06/2024  11:09:00
MBS sắp chia 525 tỷ đồng cổ tức cho cổ đông, tỷ lệ 12%
29/06/2024  10:50:00
S&P 500 leo dốc 14.5% trong nửa đầu năm 2024 nhờ cơn sốt trí tuệ nhân tạo
29/06/2024  07:14:00
Nhịp đập Thị trường 28/06: Bán mạnh cuối phiên, VN-Index mất gần 14 điểm
28/06/2024  16:22:00
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/06: Chưa thể thoát khỏi trạng thái giằng co
28/06/2024  13:30:00
Doanh nghiệp 2 tháng tuổi làm cổ đông lớn MHC
28/06/2024  10:15:00
S&P 500 gần như đi ngang chờ dữ liệu lạm phát mới của Mỹ
28/06/2024  07:26:00
Vietstock Daily 28/06/2024: Tiếp tục giằng co?
27/06/2024  18:16:00