Cây me, giếng nước trong vườn nhà Tây Sơn
07/02/2023  07:34:00

Vào dịp đầu xuân, hàng chục ngàn người từ khắp nơi tụ về Bảo tàng Quang Trung để trẩy hội mừng chiến thắng Đống Đa. Sau khi thành kính dâng hương tại Điện thờ Tây Sơn Tam kiệt, nhiều người đến uống nước giếng trước điện thờ với niềm tin rằng sẽ vượt qua được bệnh tật và ngồi dưới gốc me cổ thụ nghĩ về những kế hoạch trong năm mới với lời nguyện cầu sẽ có được thành công.

Cây me, giếng nước trong vườn nhà Tây Sơn - Ảnh 1.

Khách dự lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Bảo tàng Quang Trung vào dịp đầu năm Quý Mão 2023

HOÀNG TRỌNG

KHÍ PHÁCH HÙNG THIÊNG

Tương truyền, sau khi ông Hồ Phi Phúc từ làng Phú Lạc (nay thuộc xã Bình Thành, H.Tây Sơn) sang định cư tại làng Kiên Mỹ (TT.Phú Phong, H.Tây Sơn) gần bến Trường Trầu để thuận lợi cho việc buôn bán; trong sân nhà, ông Phúc trồng một cây me bên trái, đào một giếng nước bên phải. Sau đó, 3 anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ chào đời trong ngôi nhà này.

Người làng Kiên Mỹ truyền miệng rằng, nguồn nước trong giếng nuôi dưỡng 3 anh em nhà Tây Sơn trưởng thành. Dưới tán cây me cổ thụ là nơi các vị anh hùng Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ ngày đêm luyện võ khi còn niên thiếu. Khi lớn lên, Nguyễn Nhạc cùng các em và bạn bè bàn bạc, hoạch định chuyện dựng cờ khởi nghĩa dưới tán cây me này…

Hơn 250 năm trôi qua với bao thăng trầm nhưng cây me cổ thụ trong vườn nhà Tây Sơn vẫn mạnh mẽ sống, hiên ngang vươn cao giữa đất trời. Hiện cây cao khoảng 30 m, đường kính 1,2 m, tán rộng che phủ 600 m2. Cây me đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào cuối năm 2011. Nhiều người dân H.Tây Sơn cho rằng cây me mang khí phách hùng thiêng của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Vì vậy, cùng với việc thờ tượng Hoàng đế Quang Trung trong nhà, nhiều người đến Bảo tàng Quang Trung tìm giống me cổ thụ đem về trồng trong vườn của mình.

Cây me, giếng nước trong vườn nhà Tây Sơn - Ảnh 2.

Giếng nước cổ trong vườn nhà Tây Sơn

Theo các cụ cao niên ở làng Kiên Mỹ, giếng nước trong vườn nhà Tây Sơn ngày xưa được ghép bằng đá ong, không có vữa hồ, không có thành giếng, sâu khoảng 8m, đường kính gần 1m. Khi đó, cả làng Kiên Mỹ chỉ có mỗi giếng nước này nên người dân gọi đó là giếng làng. Sau này, làng Kiên Mỹ có thêm nhiều giếng mới nhưng nhiều người vẫn thích dùng nước giếng trong vườn nhà Tây Sơn. Có những năm nắng hạn, các giếng trong làng Kiên Mỹ đều khô cạn nhưng nước giếng vườn nhà Tây Sơn vẫn luôn trong và mát. Người dân làng Kiên Mỹ còn lưu truyền những câu ca dao: "Cây me, giếng nước, sân đình/ Ơn sâu, nghĩa nặng, dân mình còn ghi", hay câu: "Cây me cũ, bến Trầu xưa/ Dẫu không tình nghĩa cũng đón đưa trọn niềm".

Cây me, giếng nước trong vườn nhà Tây Sơn - Ảnh 3.

Cây me cổ thụ trong vườn nhà Tây Sơn

HOÀNG TRỌNG

TẠI SAO MIỄU LỚN HƠN ĐÌNH ?

Theo ông Châu Kinh Tú, Giám đốc Bảo tàng Quang Trung, vị trí ngôi nhà của ông Hồ Phi Phúc hiện là nơi xây Điện thờ Tây Sơn Tam kiệt và các vị văn thần, nghĩa sĩ nhà Tây Sơn (trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung). Sau khi phong trào Tây Sơn thoái trào, triều đình nhà Nguyễn đàn áp những người theo nhà Tây Sơn, tàn phá tất cả những di tích của triều đại này để lại. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn một lòng sùng kính những người anh hùng nghĩa sĩ Tây Sơn.

Năm Minh Mạng thứ 3 (1823), người dân làng Kiên Mỹ góp công, góp của xây dựng ngôi đình làng trên nền nhà cũ của ông Hồ Phi Phúc để bí mật thờ ba anh em nhà Tây Sơn, gọi là đình Kiên Mỹ.

Gìn giữ dấu tích cổ

Theo ông Châu Kinh Tú, Giám đốc Bảo tàng Quang Trung, cây me và giếng nước là dấu tích cổ trong vườn nhà của 3 anh em Tây Sơn ngày xưa. Vì vậy, Bảo tàng Quang Trung và tỉnh Bình Định luôn xem trọng công tác giữ gìn, bảo quản để lưu giữ cây me, giếng nước này. Hằng năm, Bảo tàng Quang Trung đều có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng giếng nước, chăm sóc cây me cổ thụ.
“Đối với cây me cổ thụ, mỗi năm tiến hành 3 đợt cắt tỉa nhành khô, bón phân, xử lý sâu bệnh, cắt tỉa quả để tránh cây bị suy kiệt… Công tác vệ sinh cho cây đều thực hiện thủ công, không xử lý thuốc. Chúng tôi lo ngại việc dùng thuốc sẽ dẫn đến sức đề kháng của cây me cổ thụ yếu đi”, ông Tú nói.
Giếng nước trong vườn nhà Tây Sơn cũng được trùng tu, bảo dưỡng thường xuyên. Do nhu cầu khách tham quan đến lấy nước liên tục nên phải 2 hay 3 năm Bảo tàng Quang Trung lại dừng hoạt động giếng để nạo vét, sửa lại lòng giếng (bằng đá ong) bị bào mòn...

Nhằm tránh sự ngăn cấm của triều Nguyễn lúc bấy giờ, người dân gọi đình này là nơi thờ cúng thành hoàng. Hằng năm, vào ngày 5 tháng 11 âm lịch, tức vào dịp lễ Thường tân (tết cơm mới), dân làng cúng giỗ "Ba ngài Tây Sơn" nhưng thường chỉ cúng hương hoa và "mật cáo" vào nửa đêm chứ không có văn tế. Lời "mật cáo" được bí mật truyền miệng từ đời người phụng tế này đến người phụng tế khác… Ngày kỷ niệm chiến thắng Đống Đa cũng được "hợp pháp hóa" bằng hình thức mặc niệm nhân ngày cúng mừng đầu năm mới âm lịch. Trong khi đó, sắc phong thành hoàng của triều Nguyễn không được người dân Kiên Mỹ thờ trong đình mà mang thờ tại một ngôi miễu (miếu) khác trong làng. Vì vậy, người trong làng mới có câu ca: "Ai cho miễu lớn hơn đình/Bậu có chồng mặc bậu vẫn gọi mình bằng anh"…

Năm 1958, người dân địa phương xây dựng lại ngôi đình ngay trên nền cũ, chính thức lấy tên là Điện thờ Tây Sơn. Từ đó, việc thờ cúng anh em nhà Tây Sơn và lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức công khai. Sau ngày đất nước thống nhất, tỉnh Nghĩa Bình (nay tách thành Bình Định và Quảng Ngãi) đã xây dựng Bảo tàng Quang Trung bên cạnh khu di tích Điện thờ Tây Sơn. Năm 1979, Điện thờ Tây Sơn được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Năm 2014, Khu di tích Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt (gồm Điện thờ Tây Sơn và Địa điểm bến Trường Trầu) được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Nội dung này có nguồn gốc từ : Báo THANH NIÊN
Đề xuất điểm nóng
Phố Wall khởi đầu tháng 7 trong sắc xanh, Nasdaq Composite lại lập kỷ lục
02/07/2024  07:08:00
Nhịp đập Thị trường 01/07: Cầu bắt đáy xuất hiện, VN-Index bật tăng hơn 9 điểm
01/07/2024  16:27:00
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 01/07: Tâm lý phân vân chi phối thị trường
01/07/2024  13:35:00
MWG sắp mua lại cổ phiếu quỹ, ngân sách tối đa 100 tỷ đồng
01/07/2024  11:03:00
Doanh nghiệp niêm yết ở Hồng Kông chuộng vay bằng nhân dân tệ
01/07/2024  10:23:00
Vietstock Weekly 01-05/07/2024: Nhiều tín hiệu tiêu cực xuất hiện
30/06/2024  19:02:00
Góc nhìn tuần 01 - 05/07: Lùi về 1,200 - 1,210 nếu không có cầu bắt đáy?
30/06/2024  16:02:00
Tuần từ 01-05/07: Nổi bật doanh nghiệp chốt quyền chi cổ tức gần 4 ngàn tỷ
30/06/2024  16:00:00
[Infographic] Lương của sếp công ty chứng khoán: Cao nhất hơn 14 tỷ đồng/năm
30/06/2024  14:56:00
Quỹ đầu tư mua, bán thưa thớt
30/06/2024  09:30:00
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 01-05/07/2024
30/06/2024  08:32:00
Chuyên gia IVS: Doanh nghiệp có quỹ đất nền lớn sẽ hưởng lợi khi luật mới có hiệu lực
29/06/2024  12:43:00
3 cổ đông mua vào hơn 11% vốn của FDC 
29/06/2024  11:09:00
MBS sắp chia 525 tỷ đồng cổ tức cho cổ đông, tỷ lệ 12%
29/06/2024  10:50:00
S&P 500 leo dốc 14.5% trong nửa đầu năm 2024 nhờ cơn sốt trí tuệ nhân tạo
29/06/2024  07:14:00
Nhịp đập Thị trường 28/06: Bán mạnh cuối phiên, VN-Index mất gần 14 điểm
28/06/2024  16:22:00
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/06: Chưa thể thoát khỏi trạng thái giằng co
28/06/2024  13:30:00
Doanh nghiệp 2 tháng tuổi làm cổ đông lớn MHC
28/06/2024  10:15:00
S&P 500 gần như đi ngang chờ dữ liệu lạm phát mới của Mỹ
28/06/2024  07:26:00
Vietstock Daily 28/06/2024: Tiếp tục giằng co?
27/06/2024  18:16:00