Những công ty đưa dầu Nga đi khắp thế giới
30/01/2023  16:03:00

Nga vẫn đang đưa dầu đến các thị trường trên toàn cầu, xóa tan lo ngại rằng các lệnh trừng phạt có hiệu lực tháng trước sẽ khiến xuất khẩu của họ lao dốc. Một văn phòng nhỏ ở ngoại ô Mumbai (Ấn Độ) đã góp phần vào quá trình này.

Đây là trụ sở của Gatik Ship Management - một hãng vận tải biển Ấn Độ, từng không có một con tàu nào cho đến năm 2022. Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, họ đã nhanh chóng đưa về hàng chục tàu dầu và biến chúng thành phương tiện vận chuyển dầu thô Nga dọc các tuyến thương mại mới, đến Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.

Gatik là một trong những startup tích cực nhất trong việc gom tàu dầu cũ để thay thế các tàu dầu phương Tây không còn làm ăn với Nga. Theo lãnh đạo các hãng tàu biển, hãng môi giới và bảo hiểm, đội tàu này đã giúp dầu thô Nga được vận chuyển đến tay người mua châu Á, và dữ liệu bảo hiểm. Một nhân viên Gatik cho biết trên WSJ rằng công ty hiện quản lý khoảng 25 tàu.

"Thị trường vận tải biển luôn thích nghi được với các biến động chính trị", Lars Barstad – CEO hãng tàu biển Frontline cho biết.

Điểm xuất khẩu dầu Nga tại cảng Primorsk trên biển Baltic. Ảnh: Reuters

Điểm xuất khẩu dầu Nga tại cảng Primorsk trên biển Baltic. Ảnh: Reuters

Tháng trước, phương Tây áp trần giá bán dầu Nga tại 60 USD một thùng và cấm các hãng vận tải biển, bảo hiểm cung cấp dịch vụ cho dầu Nga nếu bán trên mức này. Việc này khiến nhiều chủ tàu chọn cách cắt đứt hoàn toàn việc làm ăn với thị trường Nga. Dầu Nga vì thế hiện chủ yếu bán cho người mua châu Á, với tuyến vận chuyển dài hơn nhiều so với châu Âu.

"Không có dấu hiệu nào cho thấy thiếu tàu vận chuyển dầu", David Wech – kinh tế trưởng tại Vortexa cho biết. Theo hãng dữ liệu Kpler, Nga đang trên đà xuất khẩu 158 triệu thùng dầu thô bằng đường biển tháng này. Đây sẽ là một trong 5 tháng xuất khẩu kỷ lục của họ.

Lãnh đạo các hãng vận tải biển Nga cũng cho biết tàu dầu không phải là vấn đề với họ. Hãng vận tải biển quốc doanh PAO Sovcomflot (Nga) có một chi nhánh tại Dubai. Một số hãng vận tải biển lớn của phương Tây cũng vẫn đang vận chuyển dầu thô Nga, với giá mua dầu dưới trần.

Gatik là một trong các hãng cung cấp tàu dầu. Kể từ tháng 6, họ đã quản lý 25 tàu, theo dữ liệu của Liên minh châu Âu (EU). Độ tuổi trung bình của chúng là 17 – độ tuổi lẽ ra đã bị chủ tàu thải loại.

Dù vậy, Gatik chỉ là công ty quản lý và không sở hữu các tàu này. Dữ liệu đăng ký cho thấy các chủ tàu đều có địa chỉ ở Mumbai, như Gatik.

Giữa tháng 1, tàu Atalanta thuộc Gatik nhận dầu Urals Nga từ cảng Primorsk. 6 tàu khác thuộc công ty này cũng nhận dầu thô Nga giai đoạn 5/12/2022 – 14/1/2023. Trong đó, có tàu đã đi 2 chuyến. Các tàu khác của Gatik cũng đưa dầu Nga đi từ các cảng ở Biển Baltic và Biển Đen, với giá bán dưới trần.

Các tàu này được bảo hiểm bởi American P&I Club. Các hãng bảo hiểm đều yêu cầu các công ty vận chuyển dầu Nga viết cam kết giá mua dưới giá trần.

Dù vậy, không phải tàu nào cũng quan tâm đến trần giá. Hơn 75 lô hàng dầu thô Nga từ 5/1 – 14/1 được chở bằng các tàu dầu không mua bảo hiểm của phương Tây hay Nhật Bản. Đây là các nước thống trị thị trường bảo hiểm hàng hải.

Các tàu của Sun Ship Management – công ty con của Sovcomflot tại Dubai – đóng góp 46 trong số hơn 160 lô dầu Nga được chuyên chở trong giai đoạn trên. Toàn bộ số tàu này thuộc sở hữu của các công ty UAE, Hong Kong, Trung Quốc đại lục, Ấn Độ, Nga. Chúng vận chuyển hơn 60% dầu Nga kể từ khi trần giá có hiệu lực, Yen Ling Song – nhà phân tích tại S&P Global Commodities at Sea cho biết

Một số hãng tàu dầu lớn thì lại tận dụng trần giá để kinh doanh. Tích cực nhất là TMS Tankers (Hy Lạp). Các tàu dầu của công ty này đã tăng lượng dầu Nga vận chuyển lên 14 lần giai đoạn 5/12-14/1, WSJ trích nguồn tin thân cận cho biết.

Các tàu của TMS được bảo hiểm bởi P. & I (Na Uy). "Không ai muốn cho tàu không được bảo hiểm đỗ ở vùng biển của mình đâu", người phát ngôn của Gard P. & I cho biết.

Hà Thu (theo WSJ)

Nội dung này có nguồn gốc từ : VNEXPRESS
Đề xuất điểm nóng
Phố Wall khởi đầu tháng 7 trong sắc xanh, Nasdaq Composite lại lập kỷ lục
02/07/2024  07:08:00
Nhịp đập Thị trường 01/07: Cầu bắt đáy xuất hiện, VN-Index bật tăng hơn 9 điểm
01/07/2024  16:27:00
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 01/07: Tâm lý phân vân chi phối thị trường
01/07/2024  13:35:00
MWG sắp mua lại cổ phiếu quỹ, ngân sách tối đa 100 tỷ đồng
01/07/2024  11:03:00
Doanh nghiệp niêm yết ở Hồng Kông chuộng vay bằng nhân dân tệ
01/07/2024  10:23:00
Vietstock Weekly 01-05/07/2024: Nhiều tín hiệu tiêu cực xuất hiện
30/06/2024  19:02:00
Góc nhìn tuần 01 - 05/07: Lùi về 1,200 - 1,210 nếu không có cầu bắt đáy?
30/06/2024  16:02:00
Tuần từ 01-05/07: Nổi bật doanh nghiệp chốt quyền chi cổ tức gần 4 ngàn tỷ
30/06/2024  16:00:00
[Infographic] Lương của sếp công ty chứng khoán: Cao nhất hơn 14 tỷ đồng/năm
30/06/2024  14:56:00
Quỹ đầu tư mua, bán thưa thớt
30/06/2024  09:30:00
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 01-05/07/2024
30/06/2024  08:32:00
Chuyên gia IVS: Doanh nghiệp có quỹ đất nền lớn sẽ hưởng lợi khi luật mới có hiệu lực
29/06/2024  12:43:00
3 cổ đông mua vào hơn 11% vốn của FDC 
29/06/2024  11:09:00
MBS sắp chia 525 tỷ đồng cổ tức cho cổ đông, tỷ lệ 12%
29/06/2024  10:50:00
S&P 500 leo dốc 14.5% trong nửa đầu năm 2024 nhờ cơn sốt trí tuệ nhân tạo
29/06/2024  07:14:00
Nhịp đập Thị trường 28/06: Bán mạnh cuối phiên, VN-Index mất gần 14 điểm
28/06/2024  16:22:00
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/06: Chưa thể thoát khỏi trạng thái giằng co
28/06/2024  13:30:00
Doanh nghiệp 2 tháng tuổi làm cổ đông lớn MHC
28/06/2024  10:15:00
S&P 500 gần như đi ngang chờ dữ liệu lạm phát mới của Mỹ
28/06/2024  07:26:00
Vietstock Daily 28/06/2024: Tiếp tục giằng co?
27/06/2024  18:16:00