IMF: GDP toàn cầu có thể mất 7% vì 'phân mảnh'
17/01/2023  15:43:00

Trong báo cáo công bố trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo tác động dài hạn của sự phân mảnh (chia tách) về thương mại có thể dao động 0,2-7% GDP toàn cầu. Mức thiệt hại 7% tương đương GDP của cả Đức và Nhật Bản cộng lại.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hôm 16/1 khai mạc tại Davos (Thụy Sĩ) với chủ đề "Hợp tác trong một thế giới bị phân mảnh". IMF cho rằng nếu tính thêm cả sự phân mảnh về công nghệ giữa các khu vực, một số quốc gia có thể ghi nhận GDP giảm tới 12%. Dù vậy, nghiên cứu trên không đề cập đến việc tình trạng phân mảnh kéo dài bao lâu thì mới tác động đến tăng trưởng ở mức độ này.

IMF đã liệt kê nhiều yếu tố góp phần làm tăng sự phân mảnh trên toàn cầu. Trong đó có xung đột Nga – Ukraine và Covid-19. Cả hai sự kiện trên đều gây ra gián đoạn về tài chính, về nguồn cung năng lượng, thực phẩm. Chính sách hạn chế thương mại càng khiến các khu vực xa cách nhau.

"Rủi ro là sự can thiệp về chính sách, với danh nghĩa an ninh quốc gia hoặc kinh tế, có thể gây ra các hậu quả không mong muốn. Hoặc chúng cũng có thể được dùng để cố tình giành lợi thế kinh tế trước các quốc gia khác", báo cáo nhận định.

IMF cho rằng các quy định nhằm hạn chế nhập cư, siết dòng chảy vốn và làm giảm hợp tác quốc tế cũng là các hình thức phân mảnh. Tổ chức này nhận định tác động của phân mảnh lên mỗi quốc gia là khác nhau. Người tiêu dùng có thu nhập thấp ở các nước tiên tiến sẽ không còn được tiếp cận hàng nhập khẩu giá rẻ nữa. Việc này sẽ khiến các nền kinh tế nhỏ, có độ mở cao chịu tổn thương.

"Phần lớn các nước châu Á sẽ chịu tác động này, do họ phụ thuộc vào thương mại", báo cáo cho biết.

Các nước mới nổi và đang phát triển cũng sẽ không được hưởng lợi nhờ "sự chuyển giao công nghệ" từ các nước tiên tiến. Đây là điều từng giúp họ kéo tăng trưởng và chất lượng cuộc sống lên cao.

"Thay vì bắt kịp mức thu nhập của các nền kinh tế tiên tiến, các nước đang phát triển sẽ càng tụt lại phía sau", báo cáo cho biết.

IMF vì thế gợi ý 3 cách tiếp cận để giải quyết tình trạng phân mảnh. Đó là củng cố hệ thống thương mại quốc tế, giúp các nước dễ tổn thương giải quyết nợ và tăng cường chống biến đổi khí hậu.

Hà Thu (theo CNBC)

Nội dung này có nguồn gốc từ : VNEXPRESS
Đề xuất điểm nóng
Phố Wall khởi đầu tháng 7 trong sắc xanh, Nasdaq Composite lại lập kỷ lục
02/07/2024  07:08:00
Nhịp đập Thị trường 01/07: Cầu bắt đáy xuất hiện, VN-Index bật tăng hơn 9 điểm
01/07/2024  16:27:00
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 01/07: Tâm lý phân vân chi phối thị trường
01/07/2024  13:35:00
MWG sắp mua lại cổ phiếu quỹ, ngân sách tối đa 100 tỷ đồng
01/07/2024  11:03:00
Doanh nghiệp niêm yết ở Hồng Kông chuộng vay bằng nhân dân tệ
01/07/2024  10:23:00
Vietstock Weekly 01-05/07/2024: Nhiều tín hiệu tiêu cực xuất hiện
30/06/2024  19:02:00
Góc nhìn tuần 01 - 05/07: Lùi về 1,200 - 1,210 nếu không có cầu bắt đáy?
30/06/2024  16:02:00
Tuần từ 01-05/07: Nổi bật doanh nghiệp chốt quyền chi cổ tức gần 4 ngàn tỷ
30/06/2024  16:00:00
[Infographic] Lương của sếp công ty chứng khoán: Cao nhất hơn 14 tỷ đồng/năm
30/06/2024  14:56:00
Quỹ đầu tư mua, bán thưa thớt
30/06/2024  09:30:00
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 01-05/07/2024
30/06/2024  08:32:00
Chuyên gia IVS: Doanh nghiệp có quỹ đất nền lớn sẽ hưởng lợi khi luật mới có hiệu lực
29/06/2024  12:43:00
3 cổ đông mua vào hơn 11% vốn của FDC 
29/06/2024  11:09:00
MBS sắp chia 525 tỷ đồng cổ tức cho cổ đông, tỷ lệ 12%
29/06/2024  10:50:00
S&P 500 leo dốc 14.5% trong nửa đầu năm 2024 nhờ cơn sốt trí tuệ nhân tạo
29/06/2024  07:14:00
Nhịp đập Thị trường 28/06: Bán mạnh cuối phiên, VN-Index mất gần 14 điểm
28/06/2024  16:22:00
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/06: Chưa thể thoát khỏi trạng thái giằng co
28/06/2024  13:30:00
Doanh nghiệp 2 tháng tuổi làm cổ đông lớn MHC
28/06/2024  10:15:00
S&P 500 gần như đi ngang chờ dữ liệu lạm phát mới của Mỹ
28/06/2024  07:26:00
Vietstock Daily 28/06/2024: Tiếp tục giằng co?
27/06/2024  18:16:00