Làm thế nào để đầu tư tốt hơn trong năm 2023?
22/01/2023  19:42:00

3 năm qua, các thị trường chịu nhiều biến động vì những sự kiện khó dự đoán, từ đại dịch đến xung đột Nga – Ukraine. Việc này khiến giá cổ phiếu và trái phiếu, thường không dịch chuyển cùng hướng, đều đi xuống trong năm 2022. Tiền số cũng lao dốc.

Sang năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo một phần ba nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái. Moody’s Analytics thì cho rằng Mỹ có thể thoát suy thoái, nhưng sẽ trải qua thời kỳ tăng trưởng chậm.

Một số nhà phân tích cho rằng cổ phiếu công nghệ - vốn giảm mạnh năm ngoái - có thể khởi sắc hơn trong năm nay. Còn với bất động sản, các chuyên gia vẫn bất đồng ý kiến. Dự báo của các nhà kinh tế học và giới quan sát dao động từ giảm 20% đến tăng 5% so với đỉnh gần nhất.

Nhưng dù các dự báo là gì, đừng bao giờ chủ quan khi quản lý danh mục đầu tư của mình. Để đầu tư tốt hơn trong năm mới, hãy thử các cách sau.

Lập kế hoạch

Bạn sẽ rất khó đầu tư tốt nếu không biết mình cần gì và khi nào. "Điều quan trọng với nhà đầu tư cá nhân là phải lập ra kế hoạch tài chính, ghi rõ mục tiêu và tình hình tài chính trước khi tạo danh mục đầu tư", Taylor Wilson – giám đốc hãng quản lý tài sản Greenstore tại Iowa (Mỹ) cho biết.

Điều này có nghĩa bạn phải trung thực với bản thân về mức độ chịu đựng rủi ro. Bạn cũng cần hiểu rằng một số rủi ro là cần thiết để hoàn thành mục tiêu dài hạn, đặc biệt là trong thời kỳ lạm phát cao.

"Mỗi danh mục đầu tư đều có người thắng, kẻ thua. Nhưng chìa khóa là chấp nhận đủ rủi ro để đạt mục tiêu tài chính của bạn", Wilson cho biết.

Bỏ qua tin đồn

Dù 2023 là năm tuyệt vời hay khủng khiếp với đầu tư chứng khoán, bạn cũng không nên dao động với các quyết định của mình. "Thành công trong đầu tư không phải là căn được thời điểm trên thị trường, mà là phải ở trong thị trường cho đến khi đạt mục tiêu", Wilson cho biết.

Cách tốt nhất để ngăn điều này là lập kế hoạch đầu tư đơn giản, định kỳ, dành ra một số tiền cố định mỗi tháng để đổ vào cổ phiếu và trái phiếu.

Tạo danh mục đầu tư hợp lý

Nếu muốn đầu tư lâu dài, không thích nhiều rủi ro, danh mục với tỷ lệ cổ phiếu – trái phiếu tương đương có thể sẽ thích hợp với bạn trong năm nay.

Nếu lo ngại lạm phát, Wilson cho rằng bạn nên mua các cổ phiếu giá trị, tức là các công ty có nền tảng mạnh, nhưng cổ phiếu đang bị định giá thấp. Nhóm này có xu hướng diễn biến tốt hơn trong thời kỳ kinh tế đi xuống. Các doanh nghiệp này thường cũng trả cổ tức cao, có lợi nhuận tốt và hệ số giá trên lợi nhuận (P/E) thấp. Các trái phiếu lợi suất cao cũng là một lựa chọn hấp dẫn, Wilson cho biết.

Với những người muốn đầu tư dài hạn, nhưng chấp nhận được rủi ro cao, ông gợi ý mua các cổ phiếu chịu tác động mạnh thời gian qua. "Hãy tìm các công ty tốt, nhưng bị bán quá đà, tránh các công ty không có lợi nhuận hoặc bảng cân đối kế toán tốt, tồn tại được qua suy giảm kinh tế".

Cực kỳ thận trọng với tiền số

"Mùa đông tiền số" 2022 khiến giá Bitcoin giảm tới gần 65%. TerraUSD giảm 98%, còn 0,02 USD. Nhiều công ty tiền số hàng đầu, từ FTX, Voyager đến Celsius sụp đổ với cáo buộc quản lý yếu kém và lừa đảo.

Vì thế, dù quan điểm của bạn với tiền số là gì, hãy luôn nhớ đây là lĩnh vực chưa được quản lý và rất biến động. Nhà đầu tư cá nhân sẽ rất dễ mất trắng khi thị trường đi xuống. Đừng đổ tiền vào thứ mà bạn không đủ khả năng gánh lỗ.

Chuyên gia tư vấn tài chính Ryan Sterling của Future of You Wealth khuyên bạn chỉ nên dành 3% danh mục cho tiền số. Và nếu giá trị của chúng rơi xuống dưới mốc này, hãy mặc kệ. "Nếu Bitcoin chiếm 3% danh mục của khách hàng và sau đó về 1%, tôi thường khuyên họ đừng đưa lại nó về 3%", ông nói.

Biết giới hạn của mình

Không cần biết bạn thông minh hay học vấn cao đến đâu, bạn vẫn có thể không phải là nhà đầu tư tốt. Đó là vì con người rất dễ bị tâm lý chi phối.

Chuyên gia tài chính Daniel Crosby cho biết việc quá hồi hộp, hưng phấn, quá tập trung vào các thông tin tiêu cực, tự tin rằng mình biết rõ mã cổ phiếu này hay yêu thích những thứ quen thuộc có thể bóp méo quyết định đầu tư của bạn.

Nhưng nếu bạn đã biết những giới hạn này rồi và tìm ra cách khắc chế chúng, bạn sẽ giảm thiểu được những tác động này.

Hà Thu (theo CNN)

Nội dung này có nguồn gốc từ : VNEXPRESS
Đề xuất điểm nóng
Phố Wall khởi đầu tháng 7 trong sắc xanh, Nasdaq Composite lại lập kỷ lục
02/07/2024  07:08:00
Nhịp đập Thị trường 01/07: Cầu bắt đáy xuất hiện, VN-Index bật tăng hơn 9 điểm
01/07/2024  16:27:00
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 01/07: Tâm lý phân vân chi phối thị trường
01/07/2024  13:35:00
MWG sắp mua lại cổ phiếu quỹ, ngân sách tối đa 100 tỷ đồng
01/07/2024  11:03:00
Doanh nghiệp niêm yết ở Hồng Kông chuộng vay bằng nhân dân tệ
01/07/2024  10:23:00
Vietstock Weekly 01-05/07/2024: Nhiều tín hiệu tiêu cực xuất hiện
30/06/2024  19:02:00
Góc nhìn tuần 01 - 05/07: Lùi về 1,200 - 1,210 nếu không có cầu bắt đáy?
30/06/2024  16:02:00
Tuần từ 01-05/07: Nổi bật doanh nghiệp chốt quyền chi cổ tức gần 4 ngàn tỷ
30/06/2024  16:00:00
[Infographic] Lương của sếp công ty chứng khoán: Cao nhất hơn 14 tỷ đồng/năm
30/06/2024  14:56:00
Quỹ đầu tư mua, bán thưa thớt
30/06/2024  09:30:00
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 01-05/07/2024
30/06/2024  08:32:00
Chuyên gia IVS: Doanh nghiệp có quỹ đất nền lớn sẽ hưởng lợi khi luật mới có hiệu lực
29/06/2024  12:43:00
3 cổ đông mua vào hơn 11% vốn của FDC 
29/06/2024  11:09:00
MBS sắp chia 525 tỷ đồng cổ tức cho cổ đông, tỷ lệ 12%
29/06/2024  10:50:00
S&P 500 leo dốc 14.5% trong nửa đầu năm 2024 nhờ cơn sốt trí tuệ nhân tạo
29/06/2024  07:14:00
Nhịp đập Thị trường 28/06: Bán mạnh cuối phiên, VN-Index mất gần 14 điểm
28/06/2024  16:22:00
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/06: Chưa thể thoát khỏi trạng thái giằng co
28/06/2024  13:30:00
Doanh nghiệp 2 tháng tuổi làm cổ đông lớn MHC
28/06/2024  10:15:00
S&P 500 gần như đi ngang chờ dữ liệu lạm phát mới của Mỹ
28/06/2024  07:26:00
Vietstock Daily 28/06/2024: Tiếp tục giằng co?
27/06/2024  18:16:00